Hạn chế gây tại nạn khi sử dụng máy xây dựng – Bạn cần biết

Thiết bị máy xây dựng hiện nay đều sử dụng nhiều tại các công trình xây dựng lớn nhỏ, để nâng cao chất lượng công trình và tiết kiệm thời gian cũng như công sức lao động. Tuy hiện đại và tiện ích nhưng lại có thể xảy ra những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Vậy làm sao để hạn chế tối đa những tai nạn do máy xây dựng xảy ra?

Tất cả các loại máy móc xây dựng khi sử dụng cần được đảm bảo an toàn lao động. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra đánh giá tình trạng của máy, người sử dụng cần phải có những kiến thức cơ bản nhất định. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn khi sử dụng các loại máy móc công trình để tránh được những tai nạn đáng tiếc khi sử dụng máy:

han-che-tai-nan-khi-su-dung-may-xay-dung

 1. Chất lượng máy không tốt

Chất lượng máy là điều quan trọng nhất để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

  • Máy không hoàn chỉnh: thiếu những thiết bị an toàn hoặc những thiết bị đó bị hư hỏng, thiếu chính xác, các thiết bị báo hiệu như đèn, còi, chuông không có hoặc bị hỏng, thiếu các thiết bị bảo vệ điện.
  • Máy đã sử dụng trong một thời gian dài hoặc sử dụng ngoài trời không chư chắn nên bị hư hỏng khiến cho một số bộ phận của máy bị biến dạng, cong vênh, đứt gãy hoặc máy không thể hoạt động chính xác theo điều khiển của người vận hành, bộ phận phanh hãm bị hỏng.

Vì vậy cần tìm địa chỉ bán máy xây dựng uy tín chất lượng để đảm bảo an toàn khi sử dụng, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

2. Những sự cố về điện

  • Rò rỉ điện là nguyên nhân chính gây ra các tai nạn kiểu này, nguyên nhân là do hỏng phần cách điện.
  • Vô tình chạm vào đường dây điện khi máy đang hoạt động.

3. Không cho thiết bị che chắn, rào chắn

Không gian máy móc làm việc là vùng nguy hiểm đổi với sức khỏe con người có thể tiềm ẩn những nguy hiểm như:

  • Máy cuộn, kẹp quần áo, tóc, chân tay vào các bộ phận truyền động.
  • Các mảnh vụn sắt thép bắn vào người
  • Bụi, khói từ các loại máy cơ khí có thể gây nên các bệnh ngoài da hoặc các vấn đề về hô hấp.
  • Vật nâng có thể rơi vào người khi đang vận chuyển

4. Máy bị mất cân bằng

Vị trí lắp đặt không cân bằng, hoạt động quá tải, tốc độ di chuyển, nâng hạ quá nhanh gây ra momen quán tính lớn hoặc phanh hãm đột ngột làm lật đổ máy.

Vận hành các thiết bị nâng hạ như Pa lăng xích trong điều kiện thời tiết xấu, gió lớn với trọng tâm cao, tải trọng nâng nặng.

5. Người vận hành máy không có trình độ chuyên môn

Người sử dụng chưa thành thục về việc điều khiển, thao tác máy hoặc không tuân thủ những quy định về an toàn lao động, không đảm bảo về mặt sức khỏe,…

6. Quy trình quản lý không chặt chẽ

Việc thiếu sót về quy trình quản lý tại công trường xây dựng rất dễ dẫn đến những sự cố tai nạn đáng tiếc.

7. Sử dụng máy trong điều kiện thiếu ánh sáng

  • Người điều khiển máy trong điều kiện ánh sáng không đủ rất dễ bị mệt mỏi, phản xạ chậm, thị lực suy giảm dễ gây chấn thương, giảm hiệu suất làm việc.
  • Dù thiếu hay thừa ánh sáng cũng là một điều không tốt cho mắt.

Hy vọng với những chia sẻ trên về nguyên nhân gây tai nạn cho người lao động trên công trường chúng ta có thể có những biện pháp phù hợp để hạn chế tối đa những sự cố có thể xảy ra.

Hãy tuân thủ nguyên tắc quy định về an toàn lao động để có thể vận hành máy móc một cách tốt nhất và đảm bảo an toàn cho mình và cả những người xung quanh.

Scroll