Lắp đặt cẩu tháp – những điều cần lưu ý

Cẩu tháp là thiết bị quen thuộc khi thi công các công trình xây dựng, nhất là nhà cao tầng, giúp vận chuyển một khối lượng  lớn vật liệu nhanh chóng. Vậy, lắp đặt cẩu tháp cần lưu ý những gì ? Hãy tham khảo những chú ý dưới đây.

Lắp đặt cẩu tháp - những điều cần lưu ý

1.  Lưu ý về kết cấu nền móng cho cần cẩu tháp

–  Kết cấu nền móng đường ray cho cần cẩu tháp chạy trên ray

Khi lắp đặt cẩu tháp trong thi công thì cần phải tính toán đến nền móng đường ray một cách chính xác và tỉ mỉ nhất để đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động. Một số điểm cần được lưu ý nghiêm ngặt bao gồm:

  • Cần phải gia cố phần nền móng đất yếu nơi có đường ray đi qua
  • Đặc biệt lưu ý gia cố thêm phần nền chỗ tháp dừng cố định, cần lèn, đầm hoặc thêm các lớp bê tông với bệ dày phù hợp để tránh lún.
  • Tính toán cự ly và không gian an toàn giữa móng đường ray và mép hố móng của công trình đang thi công
  • Có sẵn các biện pháp thoát nước, đảm bảo nước rút hết ngay sau khi mưa

–  Kết cấu móng bê tông cho cẩu tháp đứng cố định

  • Khác với cẩu tháp trên đường ray, nền móng cẩu tháp cố định cần dùng các khối bê tông cốt thép để gia cố làm móng lắp ghép, trong trường hợp không lắp giá để đi lại thì phải dùng móng bê tông cốt thép toàn khối.
  • Nếu lắp đặt cẩu tháp cạnh hố móng sâu, thì cần xác định vị trí của móng cẩu một cách thận trọng và phải trừ một mái dốc đầy đủ để đảm bảo an toàn lao động.

2.  Lưu ý khi neo giữ cần cẩu tháp tự nâng đứng cố định

  • Đối với cẩu tháp tự nâng đứng cố định, cần phải neo chặt vào công trình khi độ cao thân tháp vượt quá 30 – 40 m. Sau khi lắp đặt kết cấu neo thứ nhất xong, khi thân tháp tăng cao mỗi đợt từ 14 – 20m cần neo 1 lần vào công trình. Mỗi cần cẩu neo cần phải có 3 – 4 điểm neo trở lên.
  • Tính toán kỹ càng khi bố trí các điểm neo, thiết kế và bố trí hệ các thanh neo để đảm bảo an toàn lao động. Chú ý là thiết bị neo phải tuyệt đối giữ vị trí nằm ngang và góc nghiêng tối đa của các thanh neo ≤ 10o.

3.  Kích nối cao, nâng leo và tháo dỡ cần cẩu tháp tự leo

  • Kích nâng và nối cao của cẩu tháp kiếu neo cần bố trí trong khoảng thời gian gián đoạn thi công đê tiết kiệm thời gian và tăng năng suất làm việc.
  • Đói với kích nâng và nối cao của cẩu tháp kiểu leo trong thông thường nâng leo hai tầng nhà một lần.

4.  Lưu ý khi tháo dỡ cần cẩu tháp

  • Việc tháo dỡ cần cẩu tháp tiến hành ngược lại so với quá trình nối cao.
  • Tháo dỡ cẩu tháp là công đoạn phức tạp và phải thao tác trên cao nên gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần thực hiện chu đáo cẩn thận, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động.

5.  Đảm bảo về tính ổn định của cần trục tháp (chống lật)

  • Để cần trục làm việc an toàn, phải đảm bảo chúng đứng vững , cần dự đoán và có biện pháp khắc phục trước bất kỳ trường hợp nào có thể làm cho chúng bị lật đổ, kể cả các trường hợp đặt tải bất lợi nhất.
  • Hệ số ổn định bản thân của cần trục theo quy định hiện hành của Việt Nam là: k2 ≥ 1,15.
  • Đối với cần trục di động quay toàn vòng, phải kiểm tra tính ổn định của cần trục khi mở máy hoặc phanh cơ cấu quay, để tránh cho cần trục không bị lật dưới tác dụng của các lực quán tính.
Scroll