Đặc điểm máy đầm cóc động cơ xăng

Một công trình được hoàn tác nhanh chóng không thể thiếu sự góp mặt của máy đầm cóc. Nhanh chóng, hiệu quả, linh hoạt là những ưu điểm lớn nhất của máy đầm cóc. Nó có thể thao tác được ở những vị trí mà xe lu không thể làm việc được. Theo đặc tính hoạt động, động cơ người ta phân máy đầm cóc thành hai loại động cơ chính là: động cơ xăng và động cơ điện. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc đặc điểm máy đầm cóc động cơ xăng

Đặc điểm máy đầm cóc động cơ xăng

Máy đầm cóc Mikasa MT55 động cơ ROBIN

Dù trên thị trường máy đầm cóc động cơ điện xuất hiện khá nhiều, tính năng cải tiến thế nhưng vẫn rất nhiều người ưa dùng máy đầm cóc động cơ xăng do tính linh hoạt trong di chuyển của nó.

Máy đầm cóc chạy xăng thường có công suất từ 1.5-3kw, giúp máy hoạt động ổn định trong mọi điều kiện môi trường. Máy đầm vận hành với hiêu suất ổn định, tiết kiệm nhiên liệu tối đa, giảm chi phí giá thành sản phẩm.

Máy đầm cóc chạy xăng có khả năng nhảy cao từ 400-600mm với độ đập có thể lên đến 20.000kN. Động cơ xăng thường sử dụng có thể là Honda dòng GX160 hoặc động cơ Robin

Đầm cóc chạy xăng vận hành đơn giản, bạn không cần mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu cách vận hành của nó. Cấu tạo chắc chắn, đơn giản nên thiết bị ít bị hư hỏng, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị diễn ra nhanh chóng, ít tốn kém.

Sản phẩm máy đầm cóc chạy xăng tạo ra bề mặt rắn chắc và ổn định , không bị sụt lún sau đó, có thể làm việc được trên cả nền ướt và nền khô. Một số loại đầm cóc chạy xăng phổ biến hiện nay: máy đầm cóc Honda RM80, máy đầm cóc Tacom…

Vì vậy, trước khi chọn mua thiết bị đầm cóc bạn cần xác định mục đích sử dụng chính của máy đầm cóc là gì để lựa chọn sản phẩm phù hợp, mang lại hiệu suất cao, tiết kiệm chi phí nhất cho mỗi công trình.

Scroll