Hướng dẫn sử dụng máy đầm dùi bê tông

Việc thi công các công trình xây dựng trở nên đơn giản, nhanh chóng hơn nhờ máy đầm dùi bê tông. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng biết cách sử dụng máy đầm dùi đúng cách, an toàn, hiệu quả. Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng máy đầm dùi bê tông bạn đọc có thể tham khảo

Hướng dẫn sử dụng máy đầm dùi bê tông

Hướng dẫn sử dụng máy đàm dùi bê tông

Làm chặt bê tông là một trong những công đoạn thiết yếu trong quá trình thi công mỗi công trình. Thông thường nếu không có đầm dùi người công nhân phải lấy cây chọc chọc gõ gõ làm cho khối bê tông chặt lại, công việc này tốn khá nhiều thời gian và công sức.Máy đầm dùi ra đời, giúp cho khối bê tông đông cứng nhanh hơn, kết chặt lại, khi tháo dỡ coppha sẽ thu được bê tông chắc chắn, chất lượng bê tông được tăng cao

Máy đầm dùi bê tông được chia thành 2 loại là đầm dùi chạy xăng và đầm dùi chạy điện, động cơ đầm dùi chính là động cơ phát ra lực rung, bộ phận tiếp xúc với bê tông chính là dây đầm dùi

Máy đầm dùi sử dụng hiệu quả nhất  với các khối bê tông có chiều dày khoảng 30 – 50cm, khoảng cách di chuyển đầm dùi không vượt quá 1.5 bán kính tác dụng của đầm, thời gian cho mỗi lần đầm khoảng 20 – 40 giây. Đầm dùi chỉ  phù hợp với những khối bê tông có mặt thoáng lớn, chiều dày lớn hơn 25cm, hoặc các khối bê tông cốt thép.

Lưu ý: Góc đầm bê tông tối ưu nhất là 90 độ vuộng góc với mặt bê tông, nếu góc đầm nghiêng sẽ làm cho bê tông bị phân tầng, bắt đầu đầm từ chỗ đổ bê tông sau đó lan dần ra các phía.

Scroll